Sinh thời Bác Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không?, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu’’. Bởi vậy muốn các cháu trở thành “Thiên tài của đất nước, chủ nhân của tương lai’’, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải thực sự gắn bó, tâm huyết với nghề, hết lòng vì các cháu thân yêu, vững vàng về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, kỹ năng sư phạm nhà giáo khi dạy trẻ. Nắm được tâm sinh lý trẻ, giáo viên tổ chức các hoạt động học và vui chơi phù hợp, trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, mạnh dạn hợp tác, chia sẻ, nêu ý tưởng, tích cực, sôi nổi trong học tập, vui chơi và trải nghiệm.
( Hình ảnh cô và trẻ thân thiện, hào hứng, sôi nổi trong hoạt động: Bé khéo tay).
Bên cạnh đó môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ. Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên, môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
Năm học 2018 - 2019 nhà trường nhận được sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT về việc triển khai thực hiện điểm chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của bậc học Mầm non.Trường Mầm non Đồng Gia đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều nội dung cũng như hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung được nhà trường triển khai bằng việc thiết kế và tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhân dân địa phương thực hiện việc tạo môi trường vui chơi học tập theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Với tinh thần đó, là một tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo như một mắt xích quan trọng, trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên và học sinh, duy trì kỷ cương nền nếp đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào quá trình học tập, trải nghiệm…Vì vậy tôi đã lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn họp thống nhất chọn bài học, chọn giáo viên dạy minh họa, chọn lớp học, chọn thời gian cụ thể, để chuẩn bị tiến hành dạy chuyên đề toàn trường và chuyên đề tổ cho giáo viên tham dự đầy đủ, ghi chép, học tập và rút kinh nghiệm. (Hình ảnh họp tổ chuyên môn thống nhất chuẩn bị bài dạy chuyên đề).
Khi họp thống nhất và phân công giáo viên chuẩn bị chu đáo cho bài dạy đạt hiệu quả cao. Dưới đây là những hình ảnh minh họa các tiết dạy: Dạy lấy trẻ làm trung tâm qua các hoạt động học đạt hiệu quả cao, trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo, trải nghiệm trong học tập và vui chơi. ( Hình ảnh giờ hoạt động: Khám phá một số loại hoa).
Hình ảnh dưới đây là hoạt động tạo hình của bé, cho chúng ta thấy được tất cả trẻ đều được thực sự tham gia vào hoạt động học và giáo viên quan tâm đến từng khả năng sáng tạo của trẻ. Trẻ được trải nghiệm và thể hiện tài năng khéo léo, sáng tạo.
( Hình ảnh giờ HĐ Tạo hình: Lấy trẻ làm trung tâm: Trẻ khéo léo, tích cực trải nghiệm, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mình yêu thích).
Không những vậy trẻ còn thể hiện tài năng tỏa sáng: Giọng hát Việt nhí, vũ công múa nhí, diễn xuất nhí…Qua những giờ hoạt động dạy lấy trẻ làm trung tâm GDAN, TCAN, kể chuyện sáng tạo của cô và trẻ vô cùng sôi nổi và hào hứng.( Hình ảnh giờ hoạt động âm nhạc: Vận động múa: Chú voi con ở bản đôn).
Hình ảnh hoạt động: Trò chơi âm nhạc cô và bé thật thích thú).
( Hình ảnh: Bé đóng vai nhân vật Thỏ con kể chuyện hấp dẫn, ngộ nghĩnh).
Giáo viên luôn linh hoạt, sáng tạo, đổi mới cho trẻ học và vui chơi, được ngắm nhìn, được quan sát, trải nghiệm bằng những con vật thật nuôi trong gia đình như: Dạy trẻ trong giờ hoạt động: Nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt con gà, con vịt thật đáng yêu và hấp dẫn, vui sướng với trẻ. Đây là tiết dạy thành công với lứa tuổi nhà trẻ.( Hình ảnh cô và bé trong giờ hoạt động: Nhận biết tập nói con gà, con vịt).
Thành công với các tiết dạy hoàn hảo dạy lấy trẻ làm trung tâm, trẻ hợp tác cùng cô, mạnh dạn chia sẻ, nêu ý tưởng, sôi nổi, tích cực trong học tập. BGH cùng tập thể giáo viên trong nhà trường cùng nhau trao đổi, chia sẻ những điều mình quan sát được. Tập trung các vấn đề: Trẻ học như thế nào?, Vì sao trẻ chưa thực sự hứng thú khi học?, và đưa ra minh chứng cụ thể, phân tích nguyên nhân về vấn đề đó, đưa ra giải pháp khắc phục, để rút kinh nghiệm, bổ xung nâng cao các biện pháp dạy hiệu quả hơn.
Để tiếp tục dạy lấy trẻ làm trung tâm, tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm trong và ngoài lớp học, rèn kĩ năng sống cho trẻ, giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi - hoạt động ở các góc, chơi - hoạt động ngoài trời, chơi hoạt động theo ý thích, chơi các trò chơi dân gian, trò chơi có luật, rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân…Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Và dưới đây là một số hình ảnh mà giáo viên thường xuyên dạy tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
( Hình ảnh các bé vui chơi hoạt động góc).
( Hình ảnh trẻ vui chơi, trải nghiệm ở góc chợ quê).
Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của việc dạy học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, sáng tạo các hình thức phương pháp dạy học đổi mới, lồng ghép tích hợp các môn học và các hoạt động, trẻ được học thông qua chơi, trẻ được cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau thỏa thuận, trau đổi, đưa ra ý tưởng, sáng tạo, tích cực…là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp trẻ phát triển về mọi mặt, phát triển tư duy, trí tuệ, óc sáng tạo của trẻ trong học tập. Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triển thể chất…Và đặc biệt trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ứng xử một cách có văn minh, lễ phép với tất cả người thân yêu trong gia đình, với các cô giáo, thân thiện, đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. Đó chính là kết quả thành công của cô và trẻ trong việc dạy và học lấy trẻ làm trung tâm. Do các tổ từ khối nhà trẻ đến khối mẫu giáo của Trường mầm non Đồng Gia đã tổ chức chuyên đề trường, chuyên đề tổ thành công và đạt được những hiệu quả tốt nhất.